Hàn Quốc phát triển robot 'giải bài toán' dân số già

Với tỉ lệ sinh thấp nhất thế giới và dân số già hóa nhanh chóng, Hàn Quốc đang đặt cược mạnh mẽ vào công nghệ robot thông qua sự kết hợp giữa các tập đoàn tư nhân và chính sách quốc gia.

robot - Ảnh 1.

Theo Liên đoàn Robot quốc tế, Hàn Quốc là quốc gia dẫn đầu thế giới về mật độ robot công nghiệp năm 2023, với khoảng 1.000 robot/10.000 công nhân, vượt xa Mỹ và Trung Quốc - Ảnh: TECH JOURNAL

Khoản đầu tư 1,1 tỉ USD của Hyundai để sở hữu 80% cổ phần Công ty Boston Dynamics năm 2021 không chỉ là một thương vụ táo bạo. Sau bốn năm, quyết định này đã trở thành bàn đạp chiến lược đưa Hàn Quốc lên vị trí tiên phong trong làn sóng robot toàn cầu, khi các gã khổng lồ công nghiệp của xứ sở kim chi đồng loạt gia tăng đầu tư vào lĩnh vực này.

Cuộc đua của các tập đoàn lớn

Tập đoàn Hyundai hiện đang hoàn thiện hai dòng sản phẩm then chốt: robot hình chó Spot cho giám sát công nghiệp và robot hình người Atlas, với mục tiêu đưa ra thị trường các phiên bản điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo (AI) vào năm 2028. 

Theo thông tin công bố hồi giữa tháng 6 năm nay của tạp chí Forbes, tập đoàn này đã chính thức đưa các thiết bị hỗ trợ cơ học X-ble vào ứng dụng thực tế từ cuối năm 2024.

Đáng chú ý nhất là phiên bản X-ble Shoulder, đã trải qua thử nghiệm với 300 công nhân và chứng minh hiệu quả rõ rệt khi giúp giảm hơn 30% áp lực lên vai trong quá trình nâng các linh kiện ô tô nặng. 

Ngoài ứng dụng công nghiệp, Hyundai còn mở rộng sang y tế với khung xương ngoài X-ble MEX hỗ trợ phục hồi vận động, hoạt động theo cơ chế lò xo mô men xoắn thụ động không cần nguồn điện ngoài.

Trong khi đó Công ty Doosan Robotics ghi dấu ấn với dòng robot cộng tác Cobot được thương mại hóa thành công, ứng dụng rộng rãi trong hàn, mài, đóng gói, chiên thực phẩm và vận chuyển hành lý. Tập đoàn LG Electronics triển khai robot phục vụ di động CLOi trong khách sạn và trung tâm y tế, đồng thời giới thiệu robot gia đình Q9 có khả năng nhìn, nghe, nói và kể chuyện cho trẻ em.

Tập đoàn Samsung Electronics cũng đẩy mạnh sự hiện diện khi vào tháng 12-2024 trở thành cổ đông lớn nhất của Rainbow Robotics - công ty được thành lập năm 2011 bởi nhóm nghiên cứu từ Viện Khoa học và công nghệ cao Hàn Quốc, sau khi mua thêm cổ phần trị giá 267 tỉ won (khoảng 186 triệu USD).

Chiến lược cấp quốc gia

Làn sóng đầu tư robot không chỉ dừng lại ở nỗ lực riêng lẻ của các tập đoàn mà còn nằm trong chương trình cấp quốc gia. Trước áp lực cạnh tranh toàn cầu trong AI và robot hình người, Hàn Quốc đã thành lập liên minh K-Humanoid vào tháng 4 vừa qua như một phản ứng chiến lược.

Sáng kiến này tập hợp hơn 40 tổ chức công - tư, đặt mục tiêu phát triển mô hình AI nền tảng đóng vai trò bộ não chung cho các thế hệ robot tương lai, đồng thời xây dựng hệ sinh thái công nghệ robot hình người hoàn chỉnh vào năm 2030.

Trong lễ ra mắt liên minh K-Humanoid, Bộ trưởng Công nghiệp Ahn Duk Geun nhấn mạnh robot hình người là ngành chiến lược có tiềm năng tăng trưởng gấp 25 lần trong vòng 10 năm tới. Ông khẳng định đây sẽ là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh cốt lõi của ngành sản xuất Hàn Quốc, cam kết chính phủ sẽ dành mọi hỗ trợ cần thiết.

Với tỉ lệ sinh thấp nhất thế giới (dưới 1%) và tốc độ già hóa dân số tăng nhanh, robot đang được coi là công cụ thiết yếu để Hàn Quốc duy trì lực lượng lao động. Nền kinh tế có quy mô 1.700 tỉ USD của nước này đang có dấu hiệu chậm lại khi GDP giảm 0,2% trong quý 1-2025, Viện Phát triển Hàn Quốc dự báo tăng trưởng cả năm chỉ đạt 0,8%.

Trước bối cảnh này, chính phủ tân Tổng thống Lee Jae Myung đã công bố gói hỗ trợ công nghệ 30.000 tỉ won (khoảng 22 tỉ USD) nhằm thúc đẩy cải cách công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp và ổn định kinh tế.

Theo tuoitre

Các bài viết liên quan

photo

Người lao động Hàn Quốc sẽ có 118 ngày nghỉ trong năm 2026

Theo hướng dẫn lịch năm 2026 của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc (Korean Aerospace Administration - 한국항공우주청), người lao động Hàn Quốc sẽ có tổng cộng 118 ngày nghỉ, bao gồm cả cuối tuần và các ngày lễ, giảm 1 ngày so với năm nay. Kỳ nghỉ dài nhất là Tết Nguyên đán (Lunar New Year - 설날) kéo dài 5 ngày, từ ngày 14/2 đến 18/2. Trong năm 2026 sẽ có 52 ngày Chủ Nhật và 20 ngày lễ công, bao gồm cả các ngày nghỉ bù, tức là tổng cộng 72 ngày nghỉ làm việc đối với người làm việc 5 ngày/tuần. Tuy nhiên, số ngày nghỉ lễ thực tế chỉ còn 70 ngày, do ngày Quốc khánh phong trào Độc lập 1/3 (삼일절) và ngày Phật Đản (부처님 오신 날) trùng vào Chủ Nhật. Hiện chưa rõ liệu các ngày nghỉ bù cho hai ngày lễ này có được áp dụng hay không.
photo

Lộ diện sau 10 năm: Vợ chồng Won Bin – Lee Na Young gây sốt với bức ảnh hiếm hoi

Bức ảnh được đăng tải bởi nữ golf thủ Park Inbee trên SNS cá nhân, kèm theo chia sẻ về chuyến đi Gyeongju cùng những người thân thiết. Trong ảnh, vợ chồng Won Bin – Lee Na Young cùng Park Inbee ghé thăm Bảo tàng Nghệ thuật Wooyang và thưởng lãm triển lãm nghệ thuật. Nhan sắc và vóc dáng nổi bật của cả hai tiếp tục nhận nhiều lời khen dù đã hơn một thập kỷ kể từ thời kỳ đỉnh cao. Đáng nói, dù đã kết hôn và có một con trai chung, cả hai luôn giữ kín đời tư, gần như không có bất kỳ hình ảnh công khai nào bên nhau suốt 10 năm qua. Vì vậy, bức ảnh lần này ngay lập tức được xem như một “tín hiệu sống”, đồng thời làm dấy lên kỳ vọng về khả năng tái xuất của Won Bin. Won Bin đã không tham gia bất kỳ dự án phim ảnh nào kể từ The Man from Nowhere (Ajeossi) năm 2010 – tức đã 15 năm “ở ẩn”. Anh chỉ thỉnh thoảng xuất hiện trong các quảng cáo, còn mọi thông tin về cuộc sống đều chỉ xuất hiện gián tiếp qua lời kể của người thân hoặc vợ. Năm ngoái, anh thậm chí không tham dự sự kiện kỷ niệm 20 năm Taegukgi – tác phẩm nổi bật nhất sự nghiệp của mình, khiến nhiều người tiếc nuối. Trong khi đó, Lee Na Young vẫn duy trì hoạt động diễn xuất đều đặn sau kết hôn. Gần nhất, cô tham gia series Nhật ký hành trình của Park Ha Kyung (2023) phát sóng trên nền tảng OTT. Trong một buổi phỏng vấn khi được hỏi về chồng, cô từng bật mí: “Anh ấy cũng đang cân nhắc tác phẩm OTT. Có thể hy vọng một tin vui nào đó”. NTK Ji Chun Hee – bạn thân của cặp đôi – cũng từng tiết lộ: “Không phải anh ấy không muốn diễn xuất nữa, mà là vì áp lực quá lớn. Won Bin vẫn đang đọc kịch bản và cân nhắc rất nhiều”. Liệu lần xuất hiện hiếm hoi cùng vợ lần này chỉ là khoảnh khắc đời thường, hay là tín hiệu cho màn tái xuất được mong đợi nhất màn ảnh Hàn? Công chúng đang đặt hy vọng vào điều thứ hai.
photo

Chính phủ Hàn Quốc công bố phương án bình thường hóa giáo dục đại học y

Bộ Giáo dục Hàn Quốc ngày 25/7 đã công bố phương án bình thường hóa giáo dục y khoa, nhằm hỗ trợ sinh viên trường y quay lại giảng đường. Chính phủ Hàn Quốc cho biết sẽ tôn trọng quan điểm của Hiệu trưởng các trường đại học có khoa Y và Hiệp hội Hiệu trưởng các trường đại học y dựa trên các cuộc thảo luận đã được tiến hành.
photo

Chính trường Hàn Quốc nóng: 45 nghị sĩ bị đề xuất bãi nhiệm

Chính trị Hàn Quốc chưa thôi 'bão tố' khi một nghị sĩ đảng cầm quyền vừa đề xuất bãi nhiệm 45 nghị sĩ thuộc đảng đối lập vì từng làm 'lá chắn người' bảo vệ cựu tổng thống Yoon.
photo

Lấy phiếu hỗ trợ dân sinh đi mua thuốc lá rồi khoe lên mạng. Nhiều người dân bức xúc: “Thế này thì thành hỗ trợ hút thuốc à?

Chính sách phát hành “phiếu tiêu dùng phục hồi dân sinh” đang gây tranh cãi trên mạng xã hội Hàn Quốc, sau khi một số người dùng chia sẻ hình ảnh mua thuốc lá bằng loại phiếu này. Vào ngày 25/7, các diễn đàn trực tuyến và mạng xã hội Hàn Quốc rộ lên tranh luận xung quanh việc sử dụng phiếu tiêu dùng để mua các mặt hàng không thiết yếu, đặc biệt là thuốc lá. Nhiều người bức xúc khi thấy hình ảnh chứng minh việc sử dụng phiếu tiêu dùng để mua thuốc lá, đặt ra câu hỏi: “Đây là tiền hỗ trợ hút thuốc à?”, “Có phiếu là đi mua thuốc lá trước tiên à?”. Không chỉ dừng lại ở đó, trên một số cộng đồng mạng còn lan truyền thông tin rằng có thể mua thuốc lá bằng phiếu rồi bán lại để lấy tiền mặt – gọi là hành vi “thuốc lá-ggang”, ám chỉ việc trục lợi từ chính sách hỗ trợ. Trước hiện tượng này, một bộ phận dư luận cho rằng cần hạn chế sử dụng phiếu vào việc mua thuốc lá. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến phản đối việc áp đặt giới hạn, cho rằng việc dùng phiếu để mua thuốc lá là quyền cá nhân. Có người viết: “Thời đại nào rồi mà còn cấm người ta mua thuốc lá?”, hay “Mua cái mình cần cũng là tiêu dùng cho đời sống mà”. Một người khác nhấn mạnh: “Dù sao cũng là tiền dùng như tiền mặt, nếu giới hạn thì chỉ gây thêm rối loạn”. Trước làn sóng tranh cãi, chính phủ Hàn Quốc đã đề nghị ngành tiện lợi hạn chế bán một số mặt hàng cụ thể. Theo News1, Bộ Hành chính và An ninh Hàn Quốc (행정안전부) đã tổ chức buổi gặp mặt với Hiệp hội ngành công nghiệp cửa hàng tiện lợi Hàn Quốc và các lãnh đạo các chuỗi cửa hàng lớn, trong đó chính phủ đề nghị “tự giác hạn chế bán những mặt hàng đi ngược lại mục tiêu hỗ trợ dân sinh” khi sử dụng phiếu tiêu dùng. Động thái này nhằm ngăn chặn tình trạng từng xảy ra trong thời kỳ phát tiền hỗ trợ COVID-19, khi người dân dùng tiền hỗ trợ để mua thuốc lá, thiết bị điện tử cao cấp của các tập đoàn lớn hay rượu ngoại tại các cửa hàng tiện lợi.
quang-cao