Đằng sau Khi cuộc đời cho bạn quả quýt, Glory, Hậu duệ mặt trời là các nữ biên kịch

Đằng sau Khi cuộc đời cho bạn quả quýt, Glory, Hậu duệ mặt trời là các ...

Theo Sohu, nếu như ở Trung Quốc các đạo diễn có xu hướng nâng đỡ diễn viên thì ở Hàn Quốc, biên kịch đóng vai trò tạo nên ngôi sao, đồng thời giữ vai trò chủ đạo trong các dự án điện ảnh và truyền hình.

Các biên kịch danh tiếng như Kim Eun Sook, Park Ji Eun, Lee Hyun Jung và Lim Sang Choon luôn tạo ra những bộ phim bùng nổ, thu hút sự chú ý và để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người xem. 

Điều đặc biệt là tất cả họ đều là những biên kịch nữ, các bộ phim của họ đều nổi bật với những nhân vật mạnh mẽ, độc lập, đặc biệt gắn với các nhân vật nữ.

Sự dịch chuyển đề tài của phim Hàn

Ngành phim truyền hình Hàn Quốc công nhận bốn biên kịch "vàng" gồm Kim Eun Sook, Park Ji Eun, Noh Hee Kyung và Kim Eun Hee. Họ gần như là người "thống trị" thị trường phim Hàn Quốc với những tác phẩm đỉnh cao, dẫn dắt sự phát triển của màn ảnh Hàn.

Vào những năm đầu sự nghiệp, Kim Eun Sook rất giỏi trong việc viết các câu chuyện tình yêu kiểu hoàng tử - lọ lem. Chuyện tình Paris là hình mẫu kinh điển của câu chuyện tình yêu mơ mộng của các cô gái bình thường. Trong thời kỳ này, dù là câu chuyện tình yêu vui vẻ bi kịch, về cơ bản vẫn xoay quanh mô típ này.

Sau một thời gian, tình yêu giữa những người bình thường không còn đủ hấp dẫn đối với khán giả. Phim Hàn bắt đầu chuyển sang thể loại kỳ ảo với các yếu tố như người ngoài hành tinh, hoán đổi linh hồn, siêu năng lực như Khu vườn bí mật, Yêu tinh, Vì sao đưa anh tới, Huyền thoại biển xanh...

Bên cạnh tình yêu lãng mạn, phim Hàn bắt đầu thoát khỏi mô típ cũ kỹ về hoàng tử - lọ lem, dần để các nhân vật nữ trở thành những "nữ hoàng".

Ý thức về nữ quyền trong phim Hàn Quốc ngày càng mạnh mẽ, các nhân vật nữ không chờ đợi sự cứu rỗi mà thay vào đó trở thành người thành đạt về nghề nghiệp, tự mình vượt qua các vấn đề trong cuộc sống.

The Glory của Kim Eun Sook là tiêu biểu cho xu hướng này. Moon Dong Eun (Song Hye Kyo) dù bị bắt nạt, vùi dập nhưng cô vẫn tự lên kế hoạch để trả thù. Cô không cần bất cứ ai phải cứu giúp, thậm chí là Joo Yeo Jeon (Lee Do Hyun). 

Đến Khi cuộc đời cho bạn quả quýt của Lim Sang Choon, chủ đề phụ nữ không còn là lý thuyết suông mà khắc họa qua cuộc đời của ba thế hệ phụ nữ tại đảo Jeju. 

Oh Ae Sun sinh ra trong gia đình nghèo, gác lại ước mơ làm nhà thơ để làm người mẹ, làm vợ. Tuy nhiên tư tưởng của cô không dừng lại ở nơi xó bếp. Cô quyết tâm giúp con gái Geum Eun Myeong được học đại học, thậm chí bán nhà để con đi du học giống như cách mẹ của cô dù có chết cũng quyết không cho cô làm hải nữ.

Không cần "đao to búa lớn", Khi cuộc đời cho bạn quả quýt kể chuyện bằng những điều rất dung dị qua từng câu thoại, từng chi tiết đời thường cho thấy sự tài tình của Lim Sang Choon lồng ghép các vấn đề xã hội vào màn ảnh. Đó chính là lý do giúp phim bùng nổ toàn cầu, nhận được sự yêu thích của khán giả.

Giỏi tạo ra các cảnh phim kinh điển

Ngoài việc liên tục đổi mới về chủ đề, các biên kịch Hàn Quốc còn nổi bật với cách thức thể hiện nội dung rất đặc trưng, sáng tạo nhiều cảnh quay đáng nhớ. Kim Eun Sook được mệnh danh là "bậc thầy câu thoại" của phim Hàn, mỗi tác phẩm của bà đều có vài câu nói nổi tiếng.

Bên cạnh đó, các bộ phim của bà có hình ảnh đẹp, nhạc nền cuốn hút, đậm chất thơ. Như trong Hậu duệ mặt trời, Song Joong Ki bước xuống từ trực thăng, gió thổi bay tóc Song Hye Kyo. Trong Goblin, Gong Yoo và Lee Dong Wook bước ra từ bóng tối để gặp nữ chính...

Không chỉ phim tình cảm, dòng phim chữa lành với 3 không - không "drama", không bi kịch, không plot twist - cũng là thể loại ăn khách của màn ảnh Hàn Quốc.

"Vũ trụ" Reply và Hospital playlist của biên kịch Lee Woo Jung là đại diện tiêu biểu của dòng phim chữa lành. Hiếm khi có nhân vật phản diện trong phim của bà mà thay vào đó là những câu chuyện nhẹ nhàng, nhiều tính giải trí.

Cảm hứng cho Reply 1997 đến từ màn hợp tác của Lee Woo Jung với khách mời Yoon Ji Won trong một chương trình truyền hình. Đây cũng là lần đầu bà viết kịch bản cho một bộ phim truyền hình.

Điều đặc biệt của Lee Woo Jung là khả năng kết nối khán giả với bộ phim của mình. Việc "đoán chồng" trong Reply 1988 trở thành một trào lưu nổi bật, không chỉ làm cho cốt truyện thêm phần hấp dẫn mà còn giúp khán giả có cảm giác tham gia vào câu chuyện.

Trong khi đó, một nhánh khác của phim Hàn đó là dòng phim cẩu huyết với những tình tiết đầy kịch tính đẩy lên cực điểm.

Ví dụ, trong Penthouse của Kim Soon Ok, ngoài việc xây dựng những cốt truyện đậm chất "cẩu huyết", biên kịch còn khéo léo cài cắm các chi tiết ẩn dụ và plot twist căng não, buộc khán giả phải tập trung theo dõi nếu không muốn bỏ lỡ nội dung quan trọng.

Quyền lực của biên kịch phim

Biên kịch không chỉ viết kịch bản mà còn tham gia vào việc giao tiếp với các đài truyền hình, thu hút đầu tư, quảng bá dự án, thậm chí là cả trong quá trình quay phim.

Họ có quyền tự chọn diễn viên cho các vai chính và quyền này được tôn trọng tuyệt đối.

Ngoài ra, phương thức sản xuất phim theo dạng "cuốn chiếu", tức vừa viết kịch bản vừa quay phim không chỉ đặt ra yêu cầu cao đối với năng lực của biên kịch mà còn mang đến cho họ quyền lực lớn hơn.

Trong trường hợp phim rating thấp hoặc phản hồi kém, biên kịch phải sửa kịch bản ngay lập tức. Do đó họ là người luôn phải bám sát thời sự để đánh trúng "điểm đau" và mối quan tâm của khán giả.

Theo tuoitre.vn

Các bài viết liên quan

photo

Chính phủ Hàn Quốc công bố phương án bình thường hóa giáo dục đại học y

Bộ Giáo dục Hàn Quốc ngày 25/7 đã công bố phương án bình thường hóa giáo dục y khoa, nhằm hỗ trợ sinh viên trường y quay lại giảng đường. Chính phủ Hàn Quốc cho biết sẽ tôn trọng quan điểm của Hiệu trưởng các trường đại học có khoa Y và Hiệp hội Hiệu trưởng các trường đại học y dựa trên các cuộc thảo luận đã được tiến hành.
photo

Chính trường Hàn Quốc nóng: 45 nghị sĩ bị đề xuất bãi nhiệm

Chính trị Hàn Quốc chưa thôi 'bão tố' khi một nghị sĩ đảng cầm quyền vừa đề xuất bãi nhiệm 45 nghị sĩ thuộc đảng đối lập vì từng làm 'lá chắn người' bảo vệ cựu tổng thống Yoon.
photo

Lấy phiếu hỗ trợ dân sinh đi mua thuốc lá rồi khoe lên mạng. Nhiều người dân bức xúc: “Thế này thì thành hỗ trợ hút thuốc à?

Chính sách phát hành “phiếu tiêu dùng phục hồi dân sinh” đang gây tranh cãi trên mạng xã hội Hàn Quốc, sau khi một số người dùng chia sẻ hình ảnh mua thuốc lá bằng loại phiếu này. Vào ngày 25/7, các diễn đàn trực tuyến và mạng xã hội Hàn Quốc rộ lên tranh luận xung quanh việc sử dụng phiếu tiêu dùng để mua các mặt hàng không thiết yếu, đặc biệt là thuốc lá. Nhiều người bức xúc khi thấy hình ảnh chứng minh việc sử dụng phiếu tiêu dùng để mua thuốc lá, đặt ra câu hỏi: “Đây là tiền hỗ trợ hút thuốc à?”, “Có phiếu là đi mua thuốc lá trước tiên à?”. Không chỉ dừng lại ở đó, trên một số cộng đồng mạng còn lan truyền thông tin rằng có thể mua thuốc lá bằng phiếu rồi bán lại để lấy tiền mặt – gọi là hành vi “thuốc lá-ggang”, ám chỉ việc trục lợi từ chính sách hỗ trợ. Trước hiện tượng này, một bộ phận dư luận cho rằng cần hạn chế sử dụng phiếu vào việc mua thuốc lá. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến phản đối việc áp đặt giới hạn, cho rằng việc dùng phiếu để mua thuốc lá là quyền cá nhân. Có người viết: “Thời đại nào rồi mà còn cấm người ta mua thuốc lá?”, hay “Mua cái mình cần cũng là tiêu dùng cho đời sống mà”. Một người khác nhấn mạnh: “Dù sao cũng là tiền dùng như tiền mặt, nếu giới hạn thì chỉ gây thêm rối loạn”. Trước làn sóng tranh cãi, chính phủ Hàn Quốc đã đề nghị ngành tiện lợi hạn chế bán một số mặt hàng cụ thể. Theo News1, Bộ Hành chính và An ninh Hàn Quốc (행정안전부) đã tổ chức buổi gặp mặt với Hiệp hội ngành công nghiệp cửa hàng tiện lợi Hàn Quốc và các lãnh đạo các chuỗi cửa hàng lớn, trong đó chính phủ đề nghị “tự giác hạn chế bán những mặt hàng đi ngược lại mục tiêu hỗ trợ dân sinh” khi sử dụng phiếu tiêu dùng. Động thái này nhằm ngăn chặn tình trạng từng xảy ra trong thời kỳ phát tiền hỗ trợ COVID-19, khi người dân dùng tiền hỗ trợ để mua thuốc lá, thiết bị điện tử cao cấp của các tập đoàn lớn hay rượu ngoại tại các cửa hàng tiện lợi.
photo

Lộ ‘phòng xông hơi bí mật’ trong phòng làm việc Tổng thống thời Yoon Seok Yeol – thiết kế giấu kín, gắn TV.

Một loạt tình tiết đáng ngờ vừa được báo Hankyoreh công bố ngày 25/7 cho thấy vào thời chính phủ Yoon Seok Yeol, Cơ quan Cảnh vệ Tổng thống (경호처) đã đứng ra cải tạo một khu vực trong tầng 5 của Phủ Tổng thống tại Yongsan thành phòng xông hơi riêng biệt, đồng thời từng đưa ra đề nghị tiến hành công trình theo hình thức thanh toán bằng tiền mặt – dấu hiệu tiềm ẩn hành vi trốn thuế và sử dụng ngân sách không minh bạch. Cụ thể, vào đầu tháng 12 năm 2022, một công ty thiết kế – từng tham gia các công trình cải tạo trong Phủ Tổng thống – nhận được yêu cầu từ Cơ quan Cảnh vệ đề nghị chuyển đổi phòng tắm tầng 5 thành phòng xông hơi. Đây là khu vực kết nối trực tiếp với phòng làm việc của Tổng thống, được thiết kế với cánh cửa ẩn (hidden door) khiến người ngoài khó nhận ra. Phòng xông hơi sử dụng gỗ hinoki (một loại tuyết tùng Nhật), kiểu khô (dùng nhiệt khô, không dùng nước) và có gắn TV bên trong. Công ty này sau đó đưa ra báo giá khoảng 45 triệu won (chưa gồm thuế VAT). Tuy nhiên, một cán bộ của Cơ quan Cảnh vệ đã nói với đại diện công ty rằng: “Cục trưởng Kim Yong-hyeon bảo nếu làm rẻ thì sẽ trả bằng 30 triệu won tiền mặt”. Việc yêu cầu thanh toán bằng tiền mặt được hiểu là để tránh khai báo doanh thu, giảm VAT và chi phí khác – tức là hành vi vi phạm pháp luật. Công ty trên đã từ chối vì cho rằng đây là đề nghị bất hợp pháp. Sau đó, Cơ quan Cảnh vệ đã chuyển giao toàn bộ bản thiết kế cho một công ty thi công nội thất tên là 21Gram. Đáng chú ý, 21Gram từng là nhà tài trợ cho triển lãm do Công ty Covana Contents của bà Kim Keon Hee (vợ ông Yoon) tổ chức trước đây. Tuy nhiên, vì lo ngại tranh cãi xoay quanh mối liên hệ này, công trình được tiếp tục bởi một công ty khác. Phòng xông hơi tại phòng làm việc của Tổng thống đã hoàn thiện vào tháng 1 năm 2023 với thiết kế không khác biệt nhiều so với bản gốc. Một cựu quan chức Phủ Tổng thống thời Yoon xác nhận: “Đúng là có lắp đặt phòng xông hơi tại phòng làm việc, với danh nghĩa chăm sóc sức khoẻ cho VIP. Ngoài phòng làm việc còn có thêm một phòng xông hơi ở nơi ở chính thức (관저)”. Do ban đầu Cơ quan Cảnh vệ đã đề nghị thanh toán bằng tiền mặt, nên có khả năng đơn vị thực hiện sau cùng cũng nhận tiền mặt, làm dấy lên nghi vấn về nguồn gốc ngân sách. Nếu đây là công trình sử dụng ngân sách công, việc đề nghị thanh toán không qua hệ thống sẽ là dấu hiệu nghiêm trọng của hành vi sai phạm. Trước đó, đã từng xuất hiện nhiều dấu hiệu chi tiêu không minh bạch trong quá trình cải tạo dinh thự và nơi làm việc của Tổng thống. Một luật sư từng tham gia nhiều vụ kiện liên quan đến cơ quan nhà nước nhận định: “Việc một cơ quan quốc gia chủ động đề xuất hành vi che giấu doanh thu là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Vụ việc cần được đưa vào diện điều tra của Công tố viên đặc biệt (특검)”.Một loạt tình tiết đáng ngờ vừa được báo Hankyoreh công bố ngày 25/7 cho thấy vào thời chính phủ Yoon Seok Yeol, Cơ quan Cảnh vệ Tổng thống (경호처) đã đứng ra cải tạo một khu vực trong tầng 5 của Phủ Tổng thống tại Yongsan thành phòng xông hơi riêng biệt, đồng thời từng đưa ra đề nghị tiến hành công trình theo hình thức thanh toán bằng tiền mặt – dấu hiệu tiềm ẩn hành vi trốn thuế và sử dụng ngân sách không minh bạch. Cụ thể, vào đầu tháng 12 năm 2022, một công ty thiết kế – từng tham gia các công trình cải tạo trong Phủ Tổng thống – nhận được yêu cầu từ Cơ quan Cảnh vệ đề nghị chuyển đổi phòng tắm tầng 5 thành phòng xông hơi. Đây là khu vực kết nối trực tiếp với phòng làm việc của Tổng thống, được thiết kế với cánh cửa ẩn (hidden door) khiến người ngoài khó nhận ra. Phòng xông hơi sử dụng gỗ hinoki (một loại tuyết tùng Nhật), kiểu khô (dùng nhiệt khô, không dùng nước) và có gắn TV bên trong. Công ty này sau đó đưa ra báo giá khoảng 45 triệu won (chưa gồm thuế VAT). Tuy nhiên, một cán bộ của Cơ quan Cảnh vệ đã nói với đại diện công ty rằng: “Cục trưởng Kim Yong-hyeon bảo nếu làm rẻ thì sẽ trả bằng 30 triệu won tiền mặt”. Việc yêu cầu thanh toán bằng tiền mặt được hiểu là để tránh khai báo doanh thu, giảm VAT và chi phí khác – tức là hành vi vi phạm pháp luật. Công ty trên đã từ chối vì cho rằng đây là đề nghị bất hợp pháp. Sau đó, Cơ quan Cảnh vệ đã chuyển giao toàn bộ bản thiết kế cho một công ty thi công nội thất tên là 21Gram. Đáng chú ý, 21Gram từng là nhà tài trợ cho triển lãm do Công ty Covana Contents của bà Kim Keon Hee (vợ ông Yoon) tổ chức trước đây. Tuy nhiên, vì lo ngại tranh cãi xoay quanh mối liên hệ này, công trình được tiếp tục bởi một công ty khác. Phòng xông hơi tại phòng làm việc của Tổng thống đã hoàn thiện vào tháng 1 năm 2023 với thiết kế không khác biệt nhiều so với bản gốc. Một cựu quan chức Phủ Tổng thống thời Yoon xác nhận: “Đúng là có lắp đặt phòng xông hơi tại phòng làm việc, với danh nghĩa chăm sóc sức khoẻ cho VIP. Ngoài phòng làm việc còn có thêm một phòng xông hơi ở nơi ở chính thức (관저)”. Do ban đầu Cơ quan Cảnh vệ đã đề nghị thanh toán bằng tiền mặt, nên có khả năng đơn vị thực hiện sau cùng cũng nhận tiền mặt, làm dấy lên nghi vấn về nguồn gốc ngân sách. Nếu đây là công trình sử dụng ngân sách công, việc đề nghị thanh toán không qua hệ thống sẽ là dấu hiệu nghiêm trọng của hành vi sai phạm. Trước đó, đã từng xuất hiện nhiều dấu hiệu chi tiêu không minh bạch trong quá trình cải tạo dinh thự và nơi làm việc của Tổng thống. Một luật sư từng tham gia nhiều vụ kiện liên quan đến cơ quan nhà nước nhận định: “Việc một cơ quan quốc gia chủ động đề xuất hành vi che giấu doanh thu là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Vụ việc cần được đưa vào diện điều tra của Công tố viên đặc biệt (특검)”.
photo

Lao động nhập cư bị trói vào xe nâng và cười nhạo giờ - Bị bắt nạt suốt 5 tháng mới dám lên tiếng, giờ lại đứng trước nguy cơ mất quyền cư trú

Người lao động nhập cư quốc tịch Sri Lanka, từng bị trói vào xe nâng tại một nhà máy gạch ở thành phố Naju (tỉnh Jeollanam-do) và trở thành nạn nhân của hành vi cười nhạo, hiện đang đối mặt với nguy cơ bị trục xuất khỏi Hàn Quốc nếu không tìm được việc làm mới trong vòng 3 tháng. Trước tình hình này, chính phủ Hàn Quốc cho biết sẽ tích cực hỗ trợ người này sớm tìm được công việc phù hợp. Theo mạng lưới nhân quyền người lao động nhập cư Gwangju-Jeonnam và Trung tâm quyền lợi lao động Jeonnam ngày 25/7, người lao động này đã nộp đơn xin thay đổi nơi làm việc tại Trung tâm phúc lợi việc làm Naju vào ngày 23/7 vừa qua. Người này nhập cảnh vào Hàn Quốc cuối năm ngoái theo diện visa E-9 dựa trên chế độ cấp phép lao động, và được phép cư trú hợp pháp tối đa 3 năm. Tuy nhiên, theo Luật quản lý xuất nhập cảnh, nếu không xin được nơi làm việc mới trong vòng 3 tháng sau khi đăng ký thay đổi doanh nghiệp, người lao động sẽ bị buộc phải rời khỏi Hàn Quốc. Trường hợp tiếp tục ở lại mà không có giấy phép sẽ bị xem là cư trú bất hợp pháp. Việc thay đổi nơi làm việc yêu cầu có sự đồng thuận từ chủ doanh nghiệp, và người này đã được chấp thuận sau khi tiến hành gặp mặt và trao đổi với công ty. Dù vậy, người lao động vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm việc mới do bị giới hạn khu vực (chỉ được làm việc trong vùng thủ đô, Chungcheong, Jeolla, Jeju) và chỉ được chuyển đổi trong cùng một ngành nghề. Đại diện Trung tâm quyền lợi lao động Jeonnam nhấn mạnh đây không phải lỗi của người lao động, mà là một vấn đề xã hội phát sinh tại nơi làm việc. Tuy nhiên, dù đã xin chuyển công ty, người này vẫn bị đặt dưới áp lực phải rời khỏi Hàn Quốc, điều này cho thấy cần có sự cải cách trong hệ thống hiện hành. Bộ Lao động và Việc làm cho biết đang chỉ định người phụ trách riêng và tích cực giới thiệu công việc để người lao động sớm ổn định trở lại. Trong thông báo cùng ngày, Bộ cho biết nếu không tìm được việc trong khu vực hiện tại, sẽ mở rộng phạm vi tìm kiếm sang các khu vực khác, và nếu sau 1 tháng vẫn không có kết quả, sẽ điều chỉnh khu vực linh hoạt hơn để tạo điều kiện tìm việc hiệu quả. Trước đó, tổ chức nhân quyền đã công bố đoạn video ghi lại cảnh người lao động bị trói bằng màng nhựa vào đống gạch trong xe nâng và bị đưa lên cao, cùng với tiếng cười và lời lẽ mang tính cười nhạo như: “Làm sai rồi đúng không?”, “Phải nói là sai rồi chứ”. Sự việc xảy ra vào tháng 2, nhưng người lao động đã âm thầm chịu đựng suốt 5 tháng trước khi tìm đến tổ chức nhân quyền để cầu cứu. Trong thời gian đó, người này cũng thường xuyên bị xúc phạm và mắng chửi do không thành thạo tiếng Hàn. Khi vụ việc bị công khai, Tổng thống Lee Jae-myung đã tuyên bố đây là “hành vi bạo lực không thể dung thứ, là sự vi phạm nhân quyền rõ ràng” và yêu cầu các cơ quan chức năng có biện pháp ứng phó nhanh chóng. Bộ Lao động hiện đang tiến hành điều tra thực trạng tổng thể tại nhà máy xảy ra vụ việc.
quang-cao