Lần đầu tiên trong 25 năm, Nhật Bản nhập khẩu gạo từ Hàn Quốc

Tờ Guardian (Anh) đưa tin, gạo Hàn Quốc đã đến Nhật Bản vào tháng trước, lần đầu tiên kể từ năm 1999. Lượng gạo Hàn Quốc được bán trực tuyến và tại các siêu thị Nhật Bản vẫn tương đối thấp, ở mức chỉ 2 tấn. Nhưng đài truyền hình NHK (Nhật Bản) đưa tin rằng đã có kế hoạch vận chuyển thêm 20 tấn trong những ngày tới. 

Trong khi đó, hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc) nhấn mạnh xuất khẩu gạo của nước này sang Nhật Bản dự kiến sẽ đạt mức cao nhất kể từ năm 1990.

Người tiêu dùng Nhật Bản vốn thường hoài nghi về chất lượng và hương vị của gạo nước ngoài, nhưng cuộc khủng hoảng hiện tại đã buộc họ phải làm quen với hương vị mới.

Giá gạo thu hoạch tại Nhật Bản đã tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, dẫn đến gia tăng nhu cầu về ngũ cốc nước ngoài rẻ hơn, dù mức thuế nhập khẩu cao. Bất chấp nỗ lực của chính phủ Nhật Bản nhằm giảm bớt áp lực cho người mua sắm, giá gạo sản xuất trong nước vẫn không ngừng tăng.

Trong tuần tính đến ngày 6-4, giá gạo tại siêu thị Nhật Bản đạt mức trung bình 4.214 yên (hơn 770.000 đồng) cho 5kg - cao gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Diễn biến này buộc chính phủ Nhật Bản phải thực hiện bước đi bất thường là sử dụng lượng gạo dự trữ khổng lồ. 

Vào tháng 3, chính phủ Nhật Bản bắt đầu xả 210.000 tấn gạo dự trữ nhằm ngăn chặn tình trạng tăng giá do các yếu tố nhiệt độ mùa hè kỷ lục, tâm lý mua hàng tích trữ và các vấn đề trong khâu phân phối. Tuy nhiên, biện pháp này đã không tạo được tác động đáng kể.

Trong tháng 4, Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cho biết "vấn đề hậu cần" khiến chỉ một lượng nhỏ gạo từ kho dự trữ được đưa đến cửa hàng. Bộ Nông nghiệp Nhật Bản thông báo khoảng 142.000 tấn gạo dự trữ đã được xuất kho trong phiên đấu giá đầu tiên tổ chức vào giữa tháng 3, nhưng tính đến cuối tháng, chỉ có 426 tấn, tương đương 0,3% tổng số, đến được các siêu thị và các cửa hàng. Để giải thích cho tình trạng này, Bộ Nông nghiệp Nhật Bản trích dẫn các yếu tố như thiếu xe giao hàng và thời gian cần thiết để chuẩn bị gạo bán.

Các kho dự trữ gạo của Nhật Bản đã cạn kiệt sau khi nhiệt độ kỷ lục ảnh hưởng đến vụ mùa năm 2023. Tình trạng giảm kho dự trữ tiếp tục được ghi nhận vào năm ngoái, một phần là do lượng tiêu thụ tăng do khách du lịch kỷ lục. Nguồn cung cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng mua tích trữ do lo âu sau cảnh báo bão và động đất, buộc một số nhà bán lẻ phải hạn chế lượng bán.

Ngoài Hàn Quốc, cuộc khủng hoảng hiện tại cũng mở ra cơ hội xuất khẩu tiềm năng cho các nhà sản xuất gạo tại Mỹ. Ông Arata Hirano, người điều hành một nhà hàng ở Tokyo, đã chuyển từ gạo Nhật Bản sang gạo Mỹ vào năm ngoái khi tình trạng thiếu hụt trong nước khiến giá tăng mạnh. 

Ông Hirano nói với hãng thông tấn Reuters (Anh) rằng giá gạo California mà ông hiện đang sử dụng đã tăng gấp đôi kể từ lần mua đầu tiên vào mùa hè năm ngoái, nhưng vẫn rẻ hơn gạo thu hoạch tại Nhật Bản.

Các thực khách tại nhà hàng của ông Hirano cũng không phàn nàn về loại gạo có nguồn gốc từ Mỹ. Trong đó có Miki Nihei, người đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra loại gạo cô đã ăn không phải hàng nội địa.

Theo tuoitre.vn

Các bài viết liên quan

photo

Tổng Công ty Giao thông Gwangju tuyển dụng 30 lao động thời vụ trong kỳ nghỉ hè

Tổng Công ty Giao thông Gwangju tuyển dụng 30 lao động thời vụ trong kỳ nghỉ hè Số lượng tuyển dụng: 30 người (16 vị trí hành chính, 14 vị trí kỹ thuật) Thời gian làm việc: 1 tháng (trong tháng 8 hoặc tháng 9) Điều kiện ứng tuyển: Từ ngày thông báo đến ngày thi cuối cùng, có hộ khẩu tại thành phố Gwangju Hoặc đã cư trú tại Gwangju trên 3 năm tính đến ngày thông báo Hoặc tốt nghiệp trường THPT hoặc đại học tại Gwangju (dưới 35 tuổi) Độ tuổi: Từ 18 đến 34 tuổi Quy trình tuyển chọn: Xét hồ sơ → kiểm tra sức khỏe → rà soát điều kiện → công bố trúng tuyển Áp dụng hình thức tuyển dụng ẩn danh, không phân biệt học vấn, tuổi tác Thời gian và địa điểm nộp hồ sơ: Từ 30/6 đến 4/7 Tầng 4, trụ sở Tổng công ty Giao thông Gwangju, khu Maruk-dong, quận Seo-gu Ngày công bố kết quả: 21/7 Liên hệ: Truy cập trang web Tổng công ty Giao thông Gwangju hoặc liên hệ bộ phận tổng vụ
photo

Tổng công ty Giao thông Gwangju tổ chức diễn tập ứng phó thảm họa giả định tai nạn tàu điện và hỏa hoạn

Tổng công ty Giao thông Gwangju tổ chức diễn tập ứng phó thảm họa giả định tai nạn tàu điện và hỏa hoạn Ngày 18/6, Tổng công ty Giao thông Gwangju đã tổ chức một buổi diễn tập ứng phó thảm họa tại ga Pyeongdong, giả định tình huống tàu điện trật đường ray và cháy nổ do động đất gây ra. Khoảng 200 người từ các cơ quan liên quan như Sở cứu hỏa, Trung tâm y tế, Cảnh sát quận Gwangsan và Đội điều hành drone thành phố Gwangju đã tham gia phối hợp chặt chẽ. 5 công dân được tuyển chọn trước cũng trực tiếp tham gia và theo dõi toàn bộ quá trình huấn luyện, đóng góp ý kiến đánh giá và cải thiện từ góc nhìn người dân. Cuộc diễn tập giúp kiểm tra khả năng xử lý tình huống khẩn cấp, phân chia nhiệm vụ giữa các cơ quan, dập lửa và phục hồi thiệt hại. Ông Jo Ik-moon, Chủ tịch Tổng công ty, cho biết: “Các tai nạn như trật đường ray hay cháy nổ có thể xảy ra trong quá trình vận hành tàu điện. Vì vậy, cần sự quan tâm của người dân và sự chuẩn bị kỹ lưỡng để có thể ứng phó nhanh chóng và an toàn trong mọi tình huống.”
photo

Tổ chức Vận động Toàn dân Phát triển khu vực ga Gwangju Songjeong tổ chức buổi điều trần công khai về vụ cháy nhà máy Kumho Tire

Tổ chức Vận động Toàn dân Phát triển khu vực ga Gwangju Songjeong tổ chức buổi điều trần công khai về vụ cháy nhà máy Kumho Tire Tổ chức Vận động Toàn dân Phát triển khu vực ga Gwangju Songjeong đã tổ chức một buổi điều trần công khai vào ngày 26/6 tại hội trường tầng 7 tòa thị chính quận Gwangsan, với sự tham gia của 300 người gồm cư dân địa phương, đại diện công ty Kumho Tire, chính quyền thành phố Gwangju và quận Gwangsan. Sau vụ cháy lớn xảy ra ngày 17/5 tại nhà máy Kumho Gwangju, quá trình phục hồi hoàn toàn nhà máy dự kiến mất ít nhất 1 năm rưỡi đến hơn 3 năm. Trong số 2.397 nhân viên, hiện có khoảng 1.800 người đang phải chờ tại nhà, ảnh hưởng lớn đến đời sống và kinh tế địa phương. Có 222 doanh nghiệp cung ứng đặt tại Gwangju trong tổng số 872 đơn vị cung cấp cho nhà máy này. Người dân địa phương bị ảnh hưởng về sức khỏe, tài sản cá nhân, và các tòa nhà công cộng như chung cư. Kumho Tire đã nhận hơn 20.000 hồ sơ yêu cầu bồi thường và dự kiến sẽ công bố lộ trình bồi thường và kế hoạch di dời nhà máy vào tháng 7.
photo

Thành phố Gwangju và Công ty Gwangju Shinsegae bắt đầu đàm phán phát triển tổ hợp Bến xe Gwangcheon

Thành phố Gwangju và Công ty Gwangju Shinsegae bắt đầu đàm phán phát triển tổ hợp Bến xe Gwangcheon Thành phố Gwangju và công ty Gwangju Shinsegae đã chính thức bắt đầu đàm phán sơ bộ cho kế hoạch phát triển tổ hợp Bến xe Gwangcheon. Ngày 18/6, Gwangju Shinsegae đã nộp đề xuất đàm phán sơ bộ phát triển tổ hợp Bến xe Gwangcheon cho chính quyền thành phố. Ngày 2/7, thành phố Gwangju đã tổ chức cuộc họp đàm phán đầu tiên tại tòa thị chính để thảo luận về việc điều chỉnh quy hoạch đô thị. Hội đồng đàm phán gồm 12 thành viên: 4 người đại diện khu vực công, 4 người từ phía doanh nghiệp Gwangju Shinsegae, 4 chuyên gia bên ngoài trong các lĩnh vực như quy hoạch đô thị, kiến trúc và giao thông. Nội dung chính của cuộc họp: Trình bày kế hoạch vận hành hội đồng, Chia sẻ các điểm chính trong bản đề xuất phát triển, Bắt đầu thảo luận các chủ đề chính và phương án đóng góp công cộng (cơ sở hạ tầng như đường xá, công viên) từ phía doanh nghiệp. Mục tiêu là phát triển khu vực dựa trên sự đồng thuận giữa công và tư nhân, đảm bảo yếu tố công ích cho người dân.
photo

Thành phố Gwangju phát động chiến dịch kích cầu tiêu dùng nhằm phục hồi kinh tế hẻm phố

Thành phố Gwangju phát động chiến dịch kích cầu tiêu dùng nhằm phục hồi kinh tế hẻm phố Thành phố Gwangju (thị trưởng Kang Gi-jung) đang triển khai chương trình “Ngày kết nối chợ truyền thống và khu phố thương mại”, nhằm thúc đẩy tiêu dùng và phục hồi sức sống cho nền kinh tế hẻm phố, phù hợp với chính sách của chính phủ Lee Jae-myung. Ngày 4/7, khoảng 100 nhân viên từ 5 phòng ban thuộc Sở Hành chính tự trị đã tham gia ngày kết nối đầu tiên, đến ăn trưa và lắng nghe ý kiến tại các nhà hàng trong khu phố thương mại như Hiệp hội thương nhân đường Ssanghak, Phố ẩm thực 5·18. Trong thời gian tới, thành phố sẽ duy trì hoạt động này 2 lần/tháng, khuyến khích mua sắm tại chợ truyền thống và sử dụng dịch vụ tại các khu phố thương mại nhỏ, nhằm giúp tăng doanh thu thực tế cho tiểu thương và kích thích nền kinh tế địa phương. Bên cạnh đó, Gwangju đang vận hành “Phòng tình huống kinh tế hẻm phố” liên kết với Tổ công tác kiểm tra kinh tế khẩn cấp của chính phủ, thực hiện kết nối 1:1 giữa 235 khu thương mại và các cơ quan công để thúc đẩy tiêu dùng và hỗ trợ các khu vực kinh tế nhỏ lẻ.
quang-cao