Người Hàn Quốc bức xúc với 'cơn sốt marathon'

Thông tin chung

01/05/2025 11:18

Hàng loạt giải chạy tổ chức ở Seoul khiến đường phố bị chặn, giao thông gián đoạn, khiến nhiều người bức xúc.

Kim Ji-hoon, 34 tuổi, nhân viên văn phòng ở Jamsil, đông nam Seoul, là một trong số đó. Tháng trước, anh trễ giờ dự đám cưới bạn thân vì đường bị chặn cho giải Seoul Marathon 2025. Các tuyến đường chính ở Jamsil bị phong tỏa gần 6 tiếng (từ 7h45 đến 13h35) gây ùn tắc.

"Họ (người tham gia) liên tục gây bất tiện cho người khác khi chọn các tuyến đường chính chỉ để rèn luyện sức khỏe. Tôi đi sớm mà vẫn đến muộn vì kẹt xe", anh Kim nói.

Việc chặn đường phục vụ các giải marathon ảnh hưởng lớn các khu vực sầm uất như Jamsil, Yeouido, Jongno và Gwanghwamun của Seoul.

Một nhân viên văn phòng ngoài 40 tuổi làm việc gần Tòa thị chính bày tỏ sự thất vọng khi sự kiện marathon làm gián đoạn thời gian đi làm mỗi cuối tuần. "Do thường làm việc vào Chủ nhật, nên trong mùa marathon, tôi hay bị kẹt xe, tốn nhiều thời gian đi đường vòng dù đã biết lịch", anh nói.

Người này cũng đặt câu hỏi về việc chọn các khu vực đông đúc như Gwanghwamun, Tòa thị chính làm điểm xuất phát. Anh hy vọng ban tổ chức nên cân nhắc địa điểm thưa dân như ven sông Hàn hoặc xa trung tâm.

Marathon phổ biến ở Hàn Quốc những năm gần đây, xuất phát từ trào lưu sống khỏe và thay đổi xã hội. Sau Covid-19, khi nhiều hoạt động thể thao bị hạn chế, chạy bộ trở thành lựa chọn an toàn, dễ tiếp cận và duy trì đến nay.

Chạy bộ cũng thành hiện tượng văn hóa, hình ảnh sự kiện, thành tích cá nhân lan tỏa trên mạng xã hội, thúc đẩy hình thành các nhóm cùng tập luyện.

Số lượng giải marathon ở Seoul cũng tăng vọt. Từ khoảng 40 giải mỗi năm giai đoạn 2020-2021, con số tăng lên 70 (năm 2022), 96 (năm 2023) và 118 (năm 2024) - trung bình gần hai giải mỗi tuần. Riêng tháng 4/2025, có 19 giải được lên lịch, tăng 5 giải so với cùng kỳ năm ngoái.

Khác với các cuộc mít tinh chính trị cần cảnh sát phê duyệt, marathon được coi là hoạt động văn hóa, không cần thủ tục này. Điều này phần nào lý giải sự gia tăng các giải chạy và hệ quả là số đơn khiếu nại gửi tới Chính quyền thủ đô Seoul tăng vọt, từ 17 đơn năm 2019 lên 273 đơn trong năm 2023. Đến đầu năm 2024 đã có 101 đơn, theo chính quyền Seoul.

Dù thành phố và cảnh sát công bố lịch trình qua website, báo chí, biểu ngữ, nhiều người dân không nắm được nếu không chủ động tìm. Khi khiếu nại về tắc đường, họ thường bị chỉ qua lại giữa cảnh sát, chính quyền và ban tổ chức, không rõ ai chịu trách nhiệm.

Theo vnexpress.net

Các bài viết liên quan

photo

Lần đầu tiên trong 25 năm, Nhật Bản nhập khẩu gạo từ Hàn Quốc

Lần đầu tiên trong 1/4 thế kỷ, Nhật Bản nhập khẩu gạo từ quốc gia láng giềng Hàn Quốc. Động thái này diễn ra trong bối cảnh khan hiếm gạo tại Nhật Bản.
photo

Hàn Quốc cáo buộc DeepSeek chuyển dữ liệu người dùng và nội dung AI trái phép

Hôm nay (24/4), cơ quan bảo vệ dữ liệu Hàn Quốc cáo buộc công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI) Trung Quốc DeepSeek đã chuyển thông tin người dùng và nội dung AI mà không được phép khi ứng dụng này vẫn còn khả dụng để tải xuống.
photo

Doanh nghiệp xây dựng Hàn Quốc tăng tiếp nhận lao động Việt Nam

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị Hàn Quốc tiếp tục tăng thêm hạn ngạch và mở rộng các ngành nghề tiếp nhận lao động Việt Nam.
photo

Du khách nhặt 1 triệu won của người Hàn Quốc đánh rơi ở Phú Quốc

Công an phường Dương Đông (TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) đã trao trả 1 triệu won và giấy tờ tùy thân cho du khách người Hàn Quốc đánh rơi ở khu vực bãi biển Dinh Cậu.
photo

Đằng sau Khi cuộc đời cho bạn quả quýt, Glory, Hậu duệ mặt trời là các nữ biên kịch

Màn ảnh Hàn Quốc đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các biên kịch nữ, những người không chỉ tạo ra những câu chuyện lôi cuốn mà còn làm thay đổi toàn diện xu hướng phim truyền hình.
quang-cao