Nhân chứng lịch sử kể khoảnh khắc xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập

Những khoảnh khắc trong ngày toàn thắng

Sáng 9/4, khán giả Thủ đô có dịp gặp gỡ nhân chứng lịch sử, lắng nghe những câu chuyện về ngày 30/4/1975 và thời khắc xe tăng của bộ đội ta húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập.

Khách mời của sự kiện gồm Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân Đinh Thế Văn, đạo diễn Phạm Việt Tùng, Đại úy Vũ Đăng Toàn, kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái…

Kíp chiến đấu xe tăng 390 gồm Trưởng xe Vũ Đăng Toàn, pháo thủ Ngô Sĩ Nguyên, lái xe Nguyễn Văn Tập, Đại đội trưởng Phạm Duy Đô kể câu chuyện trước thời khắc phất cờ chiến thắng trên tầng hai Dinh Độc Lập lúc 11h30 ngày 30/4/1975.

Đại úy Vũ Đăng Toàn - nguyên chỉ huy xe tăng 390 - cho biết khi đánh chiếm Dinh Độc Lập, ông luôn nghĩ về Thủ đô, về Bác Hồ. "Những lúc ác liệt nhất, đặc biệt ở đoạn cầu Sài Gòn, chúng tôi hội ý bằng bất kỳ giá nào cũng tổ chức cho đại đội vượt cầu giành thắng lợi. Sau đó đại đội chia thành hai tốp để vượt cầu. Đến gần Dinh Độc Lập, xe tăng 390 và 834 đi hai đường khác nhau, tôi ra lệnh cho lái xe 390 tông thẳng vào cổng", ông Vũ Đăng Toàn kể lại.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Tập - người cầm lái xe tăng 390 - khẳng định trong suốt nhiều năm chiến đấu, ông trải qua nhiều hoàn cảnh ngặt nghèo, nhiều cung đường đáng nhớ. Thế nhưng, khúc cua đưa xe tăng 390 húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập chính là "khúc cua đẹp nhất" của đời ông.

Trong ngày toàn thắng, Đài Phát thanh Sài Gòn phát đi bản tin đặc biệt. Người đóng góp vào bản tin ấy là kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái - Chủ tịch đầu tiên của Tổng hội Sinh viên Sài Gòn.

Nhân chứng lịch sử kể khoảnh khắc xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập ảnh 2Nhân chứng lịch sử kể khoảnh khắc xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập ảnh 3
Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái - Chủ tịch đầu tiên của Tổng hội Sinh viên Sài Gòn.

Ông là người giới thiệu chương trình đặc biệt, để Tổng thống Chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Cũng trong bản tin, Chính ủy Lữ đoàn Xe tăng 203 Bùi Văn Tùng thay mặt Quân giải phóng tuyên bố Sài Gòn đã được giải phóng, chấp nhận sự đầu hàng của Tổng thống Chính quyền Sài Gòn.

Xuất hiện trong chương trình sáng 9/4, kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái bắt nhịp cho cả khán phòng hát bài Nối vòng tay lớn của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Đây chính là bài hát đầu tiên được phát trên Đài phát thanh Sài Gòn sau giây phút Dương Văn Minh đầu hàng.

Nhạc sĩ Doãn Nho kể lý do sáng tác 'Năm anh em trên chiếc xe tăng'

Bài thơ Năm anh em trên một chiếc xe tăng được nhà thơ Hữu Thỉnh viết trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào năm 1970. Lúc đó ông là cán bộ của ban Tuyên huấn, phòng Chính trị thuộc binh chủng Tăng - Thiết giáp. Sau này bài thơ được nhạc sĩ Doãn Nho phổ nhạc, trở thành ca khúc nổi tiếng.

Đại tá, nhạc sĩ Doãn Nho nhấn mạnh ông là nhạc sĩ của lực lượng vũ trang. Từ năm 1947, ông có mặt ở hầu hết chiến dịch, các trận đánh lớn. Một lần tình cờ ông đọc được bài thơ của nhà thơ Hữu Thỉnh và thấy thấm thía tinh thần, nghị lực của người lính xe tăng. Đó là lý do nhạc sĩ Doãn Nho sáng tác Năm anh em trên một chiếc xe tăng.

Nhân chứng lịch sử kể khoảnh khắc xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập ảnh 4

Đại tá, nhạc sĩ Doãn Nho nhớ về thời điểm sáng tác Năm anh em trên một chiếc xe tăng.

Ở tuổi ngoài 90, ông minh mẫn kể lại hoàn cảnh ra đời của ca khúc bất hủ và cùng khán giả hát lại một đoạn trong bài.

Trong ngày giải phóng, nhiều gia đình được đoàn tụ, cũng có những người con mãi mãi không trở về. Câu chuyện của gia đình nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Cát khiến nhiều người xúc động. Nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Cát có em trai là liệt sĩ, nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Bảo. Năm 18 tuổi, nhạc sĩ Vĩnh Bảo từ chối cơ hội du học để xung phong vào Nam, chiến đấu ở địa đạo Củ Chi. Ông hy sinh năm 31 tuổi khi đang làm nhiệm vụ.

"Vĩnh Bảo là tấm gương một nhạc sĩ từ Hà Nội vào Nam chiến đấu. Không có những sự hy sinh ấy, không thể có ngày đoàn tụ của nhiều gia đình", nhạc sĩ Vĩnh Cát nhớ về em trai.

Nhân chứng lịch sử kể khoảnh khắc xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập ảnh 5Nhân chứng lịch sử kể khoảnh khắc xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập ảnh 6

Một số hiện vật trưng bày tại triển lãm.

Trong khuôn khổ chương trình, công chúng có dịp thăm triển lãm những kỷ vật chiến tranh. Đó là chiếc lược làm từ mảnh bom B52, thước đo làm từ xác máy bay, đồ dùng cứu hộ của các công nhân sau khi máy bay Mỹ rải bom ở Khâm Thiên (Hà Nội)...

Các bài viết liên quan

photo

Đề nghị giữ nguyên tên gọi các di sản đã được công nhận sau sắp xếp đơn vị hành chính

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa ban hành văn bản số 1445 /BVHTTDL-DSVH về việc rà soát, điều chỉnh và thực hiện xác định đơn vị hành chính (ĐVHC) hình thành sau sắp xếp có di tích là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, Di tích quốc gia đặc biệt và các vấn đề khác thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ VHTTDL.
photo

Bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân được UNESCO ghi danh Di sản tư liệu thế giới

TPO - Bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân vừa được UNESCO ghi danh Di sản tư liệu thế giới. Bộ sưu tập này gồm hơn 700 tác phẩm âm nhạc sáng tác từ năm 1951 đến 2010, phản ánh biến chuyển của đất nước và đời sống tinh thần của nhân dân ta qua nhiều thời kỳ.
11-04-2025 Giao lưu
photo

Nhà hát Kịch nói Quân đội: Báo cáo vở diễn mới về phòng, chống tội phạm ma túy

Chiều 11-3, Trung tướng Trương Thiên Tô, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã chủ trì buổi biểu diễn báo cáo vở kịch "Không gục ngã".
photo

Chuỗi triển lãm “Hành trình Huỳnh Phương Đông” trưng bày hơn 700 bức tranh

Sáng 13-3, gia đình cố họa sĩ Huỳnh Phương Đông và SANN - The House of Art (Ngôi nhà nghệ thuật) phối hợp tổ chức thông tin về sự kiện ra mắt chuỗi triển lãm “Hành trình Huỳnh Phương Đông”.
photo

Điện Biên: Tưng bừng các hoạt động văn nghệ, thể thao trước thềm Lễ hội hoa ban

Trong khuôn khổ Lễ hội hoa ban năm 2025 và Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VIII, ngày 13-3, tại Không gian văn hóa vùng cao - Khu di tích Trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (Hầm Đờ cát) đã diễn ra các hoạt động thi đấu thể thao tung còn và giã bánh giầy.
quang-cao