Phía sau vụ nổ súng gia đình ở Incheon là một kế hoạch đáng sợ được chuẩn bị kỹ lưỡng

"Đang tiệc sinh nhật thì ra ngoài làm súng về bắn con trai" – Vụ nổ súng gây rúng động Incheon, phát hiện thêm bom hẹn giờ tại nhà hung thủ

Tối 20/7 tại thành phố Incheon, một vụ án nghiêm trọng đã xảy ra khi một người cha ngoài 60 tuổi nổ súng bắn chết con trai ruột ngay trong buổi tiệc sinh nhật gia đình. Theo cảnh sát, người cha đã dùng một khẩu súng tự chế – loại súng bắn đạn bi được cải tạo từ ống sắt – bắn hai phát vào ngực con trai 33 tuổi, khiến nạn nhân tử vong sau khi được đưa tới bệnh viện.

Theo lời khai của con dâu, vụ việc xảy ra khi cả gia đình đang tổ chức sinh nhật cho người cha. Trong lúc cả nhà đang tụ họp, ông ra ngoài một lúc, sau đó quay trở lại với khẩu súng tự chế và nổ súng bắn con trai ngay tại nhà. Có mặt trong buổi tiệc còn có hai vợ chồng người con và hai đứa cháu nhỏ.

Sau khi gây án, ông rời khỏi hiện trường. Khoảng 3 tiếng sau, cảnh sát bắt được nghi phạm tại quận Seocho (Seoul) lúc 0:20 sáng 21/7 và áp giải về Incheon để điều tra.

Phát hiện bom tự chế hẹn giờ tại nhà riêng, hơn 100 cư dân phải sơ tán trong đêm

Điều tra mở rộng cho thấy vụ án còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng hơn. Tại nơi cư trú của nghi phạm ở khu vực Ssangmun-dong, quận Dobong (Seoul), cảnh sát phát hiện 14 bình chứa xăng thơm (xylene) cùng thiết bị kích nổ có hẹn giờ được cài đặt đến “12 giờ trưa ngày 21/7”. Cảnh sát đã nhanh chóng sơ tán 105 cư dân sống cùng tòa nhà và vô hiệu hóa bom vào lúc 3:54 sáng – tức khoảng 7 tiếng trước thời điểm phát nổ dự kiến.

Một số hàng xóm cho biết gần đây từng thấy người đàn ông này mang theo những “chiếc can lạ” và có biểu hiện xa cách. “Trước kia còn chào hỏi, vài năm gần đây thì cắt đứt liên lạc. Cũng không thấy người nhà của ông ấy xuất hiện từ 6–7 năm trước”, một người dân chia sẻ. Tuy nhiên, họ khẳng định ông chưa từng xảy ra mâu thuẫn lớn với cư dân khu chung cư.

Cảnh sát hiện đã mời đội điều tra tâm lý tội phạm (profiler) để làm rõ động cơ và quá trình phạm tội, đồng thời đang xác minh chính xác cách thức chế tạo khẩu súng và các thiết bị nổ. Đại diện cảnh sát cho biết bước đầu cho thấy toàn bộ dụng cụ đều do nghi phạm tự chế, không phải mua trên thị trường.

Các bài viết liên quan

photo

Chính phủ Hàn Quốc công bố phương án bình thường hóa giáo dục đại học y

Bộ Giáo dục Hàn Quốc ngày 25/7 đã công bố phương án bình thường hóa giáo dục y khoa, nhằm hỗ trợ sinh viên trường y quay lại giảng đường. Chính phủ Hàn Quốc cho biết sẽ tôn trọng quan điểm của Hiệu trưởng các trường đại học có khoa Y và Hiệp hội Hiệu trưởng các trường đại học y dựa trên các cuộc thảo luận đã được tiến hành.
photo

Chính trường Hàn Quốc nóng: 45 nghị sĩ bị đề xuất bãi nhiệm

Chính trị Hàn Quốc chưa thôi 'bão tố' khi một nghị sĩ đảng cầm quyền vừa đề xuất bãi nhiệm 45 nghị sĩ thuộc đảng đối lập vì từng làm 'lá chắn người' bảo vệ cựu tổng thống Yoon.
photo

Lấy phiếu hỗ trợ dân sinh đi mua thuốc lá rồi khoe lên mạng. Nhiều người dân bức xúc: “Thế này thì thành hỗ trợ hút thuốc à?

Chính sách phát hành “phiếu tiêu dùng phục hồi dân sinh” đang gây tranh cãi trên mạng xã hội Hàn Quốc, sau khi một số người dùng chia sẻ hình ảnh mua thuốc lá bằng loại phiếu này. Vào ngày 25/7, các diễn đàn trực tuyến và mạng xã hội Hàn Quốc rộ lên tranh luận xung quanh việc sử dụng phiếu tiêu dùng để mua các mặt hàng không thiết yếu, đặc biệt là thuốc lá. Nhiều người bức xúc khi thấy hình ảnh chứng minh việc sử dụng phiếu tiêu dùng để mua thuốc lá, đặt ra câu hỏi: “Đây là tiền hỗ trợ hút thuốc à?”, “Có phiếu là đi mua thuốc lá trước tiên à?”. Không chỉ dừng lại ở đó, trên một số cộng đồng mạng còn lan truyền thông tin rằng có thể mua thuốc lá bằng phiếu rồi bán lại để lấy tiền mặt – gọi là hành vi “thuốc lá-ggang”, ám chỉ việc trục lợi từ chính sách hỗ trợ. Trước hiện tượng này, một bộ phận dư luận cho rằng cần hạn chế sử dụng phiếu vào việc mua thuốc lá. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến phản đối việc áp đặt giới hạn, cho rằng việc dùng phiếu để mua thuốc lá là quyền cá nhân. Có người viết: “Thời đại nào rồi mà còn cấm người ta mua thuốc lá?”, hay “Mua cái mình cần cũng là tiêu dùng cho đời sống mà”. Một người khác nhấn mạnh: “Dù sao cũng là tiền dùng như tiền mặt, nếu giới hạn thì chỉ gây thêm rối loạn”. Trước làn sóng tranh cãi, chính phủ Hàn Quốc đã đề nghị ngành tiện lợi hạn chế bán một số mặt hàng cụ thể. Theo News1, Bộ Hành chính và An ninh Hàn Quốc (행정안전부) đã tổ chức buổi gặp mặt với Hiệp hội ngành công nghiệp cửa hàng tiện lợi Hàn Quốc và các lãnh đạo các chuỗi cửa hàng lớn, trong đó chính phủ đề nghị “tự giác hạn chế bán những mặt hàng đi ngược lại mục tiêu hỗ trợ dân sinh” khi sử dụng phiếu tiêu dùng. Động thái này nhằm ngăn chặn tình trạng từng xảy ra trong thời kỳ phát tiền hỗ trợ COVID-19, khi người dân dùng tiền hỗ trợ để mua thuốc lá, thiết bị điện tử cao cấp của các tập đoàn lớn hay rượu ngoại tại các cửa hàng tiện lợi.
photo

Lộ ‘phòng xông hơi bí mật’ trong phòng làm việc Tổng thống thời Yoon Seok Yeol – thiết kế giấu kín, gắn TV.

Một loạt tình tiết đáng ngờ vừa được báo Hankyoreh công bố ngày 25/7 cho thấy vào thời chính phủ Yoon Seok Yeol, Cơ quan Cảnh vệ Tổng thống (경호처) đã đứng ra cải tạo một khu vực trong tầng 5 của Phủ Tổng thống tại Yongsan thành phòng xông hơi riêng biệt, đồng thời từng đưa ra đề nghị tiến hành công trình theo hình thức thanh toán bằng tiền mặt – dấu hiệu tiềm ẩn hành vi trốn thuế và sử dụng ngân sách không minh bạch. Cụ thể, vào đầu tháng 12 năm 2022, một công ty thiết kế – từng tham gia các công trình cải tạo trong Phủ Tổng thống – nhận được yêu cầu từ Cơ quan Cảnh vệ đề nghị chuyển đổi phòng tắm tầng 5 thành phòng xông hơi. Đây là khu vực kết nối trực tiếp với phòng làm việc của Tổng thống, được thiết kế với cánh cửa ẩn (hidden door) khiến người ngoài khó nhận ra. Phòng xông hơi sử dụng gỗ hinoki (một loại tuyết tùng Nhật), kiểu khô (dùng nhiệt khô, không dùng nước) và có gắn TV bên trong. Công ty này sau đó đưa ra báo giá khoảng 45 triệu won (chưa gồm thuế VAT). Tuy nhiên, một cán bộ của Cơ quan Cảnh vệ đã nói với đại diện công ty rằng: “Cục trưởng Kim Yong-hyeon bảo nếu làm rẻ thì sẽ trả bằng 30 triệu won tiền mặt”. Việc yêu cầu thanh toán bằng tiền mặt được hiểu là để tránh khai báo doanh thu, giảm VAT và chi phí khác – tức là hành vi vi phạm pháp luật. Công ty trên đã từ chối vì cho rằng đây là đề nghị bất hợp pháp. Sau đó, Cơ quan Cảnh vệ đã chuyển giao toàn bộ bản thiết kế cho một công ty thi công nội thất tên là 21Gram. Đáng chú ý, 21Gram từng là nhà tài trợ cho triển lãm do Công ty Covana Contents của bà Kim Keon Hee (vợ ông Yoon) tổ chức trước đây. Tuy nhiên, vì lo ngại tranh cãi xoay quanh mối liên hệ này, công trình được tiếp tục bởi một công ty khác. Phòng xông hơi tại phòng làm việc của Tổng thống đã hoàn thiện vào tháng 1 năm 2023 với thiết kế không khác biệt nhiều so với bản gốc. Một cựu quan chức Phủ Tổng thống thời Yoon xác nhận: “Đúng là có lắp đặt phòng xông hơi tại phòng làm việc, với danh nghĩa chăm sóc sức khoẻ cho VIP. Ngoài phòng làm việc còn có thêm một phòng xông hơi ở nơi ở chính thức (관저)”. Do ban đầu Cơ quan Cảnh vệ đã đề nghị thanh toán bằng tiền mặt, nên có khả năng đơn vị thực hiện sau cùng cũng nhận tiền mặt, làm dấy lên nghi vấn về nguồn gốc ngân sách. Nếu đây là công trình sử dụng ngân sách công, việc đề nghị thanh toán không qua hệ thống sẽ là dấu hiệu nghiêm trọng của hành vi sai phạm. Trước đó, đã từng xuất hiện nhiều dấu hiệu chi tiêu không minh bạch trong quá trình cải tạo dinh thự và nơi làm việc của Tổng thống. Một luật sư từng tham gia nhiều vụ kiện liên quan đến cơ quan nhà nước nhận định: “Việc một cơ quan quốc gia chủ động đề xuất hành vi che giấu doanh thu là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Vụ việc cần được đưa vào diện điều tra của Công tố viên đặc biệt (특검)”.Một loạt tình tiết đáng ngờ vừa được báo Hankyoreh công bố ngày 25/7 cho thấy vào thời chính phủ Yoon Seok Yeol, Cơ quan Cảnh vệ Tổng thống (경호처) đã đứng ra cải tạo một khu vực trong tầng 5 của Phủ Tổng thống tại Yongsan thành phòng xông hơi riêng biệt, đồng thời từng đưa ra đề nghị tiến hành công trình theo hình thức thanh toán bằng tiền mặt – dấu hiệu tiềm ẩn hành vi trốn thuế và sử dụng ngân sách không minh bạch. Cụ thể, vào đầu tháng 12 năm 2022, một công ty thiết kế – từng tham gia các công trình cải tạo trong Phủ Tổng thống – nhận được yêu cầu từ Cơ quan Cảnh vệ đề nghị chuyển đổi phòng tắm tầng 5 thành phòng xông hơi. Đây là khu vực kết nối trực tiếp với phòng làm việc của Tổng thống, được thiết kế với cánh cửa ẩn (hidden door) khiến người ngoài khó nhận ra. Phòng xông hơi sử dụng gỗ hinoki (một loại tuyết tùng Nhật), kiểu khô (dùng nhiệt khô, không dùng nước) và có gắn TV bên trong. Công ty này sau đó đưa ra báo giá khoảng 45 triệu won (chưa gồm thuế VAT). Tuy nhiên, một cán bộ của Cơ quan Cảnh vệ đã nói với đại diện công ty rằng: “Cục trưởng Kim Yong-hyeon bảo nếu làm rẻ thì sẽ trả bằng 30 triệu won tiền mặt”. Việc yêu cầu thanh toán bằng tiền mặt được hiểu là để tránh khai báo doanh thu, giảm VAT và chi phí khác – tức là hành vi vi phạm pháp luật. Công ty trên đã từ chối vì cho rằng đây là đề nghị bất hợp pháp. Sau đó, Cơ quan Cảnh vệ đã chuyển giao toàn bộ bản thiết kế cho một công ty thi công nội thất tên là 21Gram. Đáng chú ý, 21Gram từng là nhà tài trợ cho triển lãm do Công ty Covana Contents của bà Kim Keon Hee (vợ ông Yoon) tổ chức trước đây. Tuy nhiên, vì lo ngại tranh cãi xoay quanh mối liên hệ này, công trình được tiếp tục bởi một công ty khác. Phòng xông hơi tại phòng làm việc của Tổng thống đã hoàn thiện vào tháng 1 năm 2023 với thiết kế không khác biệt nhiều so với bản gốc. Một cựu quan chức Phủ Tổng thống thời Yoon xác nhận: “Đúng là có lắp đặt phòng xông hơi tại phòng làm việc, với danh nghĩa chăm sóc sức khoẻ cho VIP. Ngoài phòng làm việc còn có thêm một phòng xông hơi ở nơi ở chính thức (관저)”. Do ban đầu Cơ quan Cảnh vệ đã đề nghị thanh toán bằng tiền mặt, nên có khả năng đơn vị thực hiện sau cùng cũng nhận tiền mặt, làm dấy lên nghi vấn về nguồn gốc ngân sách. Nếu đây là công trình sử dụng ngân sách công, việc đề nghị thanh toán không qua hệ thống sẽ là dấu hiệu nghiêm trọng của hành vi sai phạm. Trước đó, đã từng xuất hiện nhiều dấu hiệu chi tiêu không minh bạch trong quá trình cải tạo dinh thự và nơi làm việc của Tổng thống. Một luật sư từng tham gia nhiều vụ kiện liên quan đến cơ quan nhà nước nhận định: “Việc một cơ quan quốc gia chủ động đề xuất hành vi che giấu doanh thu là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Vụ việc cần được đưa vào diện điều tra của Công tố viên đặc biệt (특검)”.
photo

Lao động nhập cư bị trói vào xe nâng và cười nhạo giờ - Bị bắt nạt suốt 5 tháng mới dám lên tiếng, giờ lại đứng trước nguy cơ mất quyền cư trú

Người lao động nhập cư quốc tịch Sri Lanka, từng bị trói vào xe nâng tại một nhà máy gạch ở thành phố Naju (tỉnh Jeollanam-do) và trở thành nạn nhân của hành vi cười nhạo, hiện đang đối mặt với nguy cơ bị trục xuất khỏi Hàn Quốc nếu không tìm được việc làm mới trong vòng 3 tháng. Trước tình hình này, chính phủ Hàn Quốc cho biết sẽ tích cực hỗ trợ người này sớm tìm được công việc phù hợp. Theo mạng lưới nhân quyền người lao động nhập cư Gwangju-Jeonnam và Trung tâm quyền lợi lao động Jeonnam ngày 25/7, người lao động này đã nộp đơn xin thay đổi nơi làm việc tại Trung tâm phúc lợi việc làm Naju vào ngày 23/7 vừa qua. Người này nhập cảnh vào Hàn Quốc cuối năm ngoái theo diện visa E-9 dựa trên chế độ cấp phép lao động, và được phép cư trú hợp pháp tối đa 3 năm. Tuy nhiên, theo Luật quản lý xuất nhập cảnh, nếu không xin được nơi làm việc mới trong vòng 3 tháng sau khi đăng ký thay đổi doanh nghiệp, người lao động sẽ bị buộc phải rời khỏi Hàn Quốc. Trường hợp tiếp tục ở lại mà không có giấy phép sẽ bị xem là cư trú bất hợp pháp. Việc thay đổi nơi làm việc yêu cầu có sự đồng thuận từ chủ doanh nghiệp, và người này đã được chấp thuận sau khi tiến hành gặp mặt và trao đổi với công ty. Dù vậy, người lao động vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm việc mới do bị giới hạn khu vực (chỉ được làm việc trong vùng thủ đô, Chungcheong, Jeolla, Jeju) và chỉ được chuyển đổi trong cùng một ngành nghề. Đại diện Trung tâm quyền lợi lao động Jeonnam nhấn mạnh đây không phải lỗi của người lao động, mà là một vấn đề xã hội phát sinh tại nơi làm việc. Tuy nhiên, dù đã xin chuyển công ty, người này vẫn bị đặt dưới áp lực phải rời khỏi Hàn Quốc, điều này cho thấy cần có sự cải cách trong hệ thống hiện hành. Bộ Lao động và Việc làm cho biết đang chỉ định người phụ trách riêng và tích cực giới thiệu công việc để người lao động sớm ổn định trở lại. Trong thông báo cùng ngày, Bộ cho biết nếu không tìm được việc trong khu vực hiện tại, sẽ mở rộng phạm vi tìm kiếm sang các khu vực khác, và nếu sau 1 tháng vẫn không có kết quả, sẽ điều chỉnh khu vực linh hoạt hơn để tạo điều kiện tìm việc hiệu quả. Trước đó, tổ chức nhân quyền đã công bố đoạn video ghi lại cảnh người lao động bị trói bằng màng nhựa vào đống gạch trong xe nâng và bị đưa lên cao, cùng với tiếng cười và lời lẽ mang tính cười nhạo như: “Làm sai rồi đúng không?”, “Phải nói là sai rồi chứ”. Sự việc xảy ra vào tháng 2, nhưng người lao động đã âm thầm chịu đựng suốt 5 tháng trước khi tìm đến tổ chức nhân quyền để cầu cứu. Trong thời gian đó, người này cũng thường xuyên bị xúc phạm và mắng chửi do không thành thạo tiếng Hàn. Khi vụ việc bị công khai, Tổng thống Lee Jae-myung đã tuyên bố đây là “hành vi bạo lực không thể dung thứ, là sự vi phạm nhân quyền rõ ràng” và yêu cầu các cơ quan chức năng có biện pháp ứng phó nhanh chóng. Bộ Lao động hiện đang tiến hành điều tra thực trạng tổng thể tại nhà máy xảy ra vụ việc.
quang-cao